Pages

Sunday, September 22, 2019

Cứu sống cụ bà 93 tuổi nhồi máu cơ tim cấp

Bà được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Yên Lập cấp cứu đầu tháng 9, sau đó chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc chậm, điện tâm đồ rối loạn nhịp chậm tần số 50 lần/phút, huyết áp 100/60 mmHg. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, chỉ định can thiệp động mạch vành cấp cứu.

Sau ca can thiệp đặt một stent, dòng chảy động mạch vành của bệnh nhân được phục hồi, tuy nhiên bà có biểu hiện sốc tim, huyết áp tụt, tay chân lạnh, vật vã kích thích. Các bác sĩ tiếp tục dùng nhiều loại thuốc tăng cường sức co bóp cơ tim và chăm sóc tích cực. Sau 7 ngày, người bệnh đã ổn định sức khỏe và được ra viện.

Bà cụ 93 tuổi đã khỏe mạnh sau 7 ngày năm viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ

Bà cụ 93 tuổi đã khỏe mạnh sau 7 ngày nằm viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

Bác sĩ Đỗ Viết Thắng - Phó trưởng đơn vị Can thiệp tim mạch - Trung tâm Tim mạch, cho biết nhồi máu cơ tim là tình trạng cấp cứu. Nguyên tắc chung là tái lập dòng máu chảy trong đoạn động mạch vành bị tắc càng sớm càng tốt, cứu vãn tối đa phần cơ tim thoi thóp do thiếu máu nuôi dưỡng. Những đoạn máu này nằm xen lẫn với những vùng cơ tim đã chết vì hoại tử.

Dòng chảy động mạch vành chỉ được khôi phục khi loại bỏ được cục máu đông bằng thuốc tiêu cục máu đông hoặc sử dụng các biện pháp can thiệp qua da. Hiệu quả của các biện pháp này phụ thuộc rất nhiều vào thời gian áp dụng điều trị. Thuốc tiêu cục máu đông chỉ có tác dụng thực sự khi được dùng ngay trong vòng 2-4 giờ kể từ lúc khởi phát triệu chứng.

Can thiệp động mạch vành qua da cũng chỉ có tác dụng rõ rệt khi được tiến hành trong vòng 12-18 giờ kể từ lúc khởi phát. Vì vậy khi phát hiện người bệnh có triệu chứng bị nhồi máu cơ tim (đau ngực trái, khó thở) cần đưa đến bệnh viện sớm để được cấp cứu kịp thời.

Thúy Quỳnh

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

 
------------------- ---------------------------